Bà Bổi Lạng ngày xưa buôn bán trở nên giầu có
nhất trong vùng. Bà thường tậu ruộng đất cho dân thuê cầy cấy rẽ để dân có thóc
gạo ăn. Mỗi vụ thu hoạch được mùa xong, người dân lại nộp cho bà chút đỉnh để bà
lấy vốn để quay vòng buôn bán.
Bà rất trọng những người lao động, làm ăn chân
chính. Chuyện kể lại rằng, những năm mất mùa, lụt lội (Thời đó chưa có đê, dân
ven sông Thái bình (sông Cái) quanh năm lụt lội.) Bà thường đổi gạo cho dân bằng
cách cứ ai mò được giỏ ốc hay giỏ sành thì bà đổi cho 1 đấu gạo có thể nuôi sống
cả ngày. Tương truyền rằng, ngày xưa người
ăn, kẻ ở giúp Bà sản xuất lúa gạo và buôn bán rất đông, sau khi ăn cơm xong bà
lại cho người đập vỡ hết bát đĩa và vứt
xuống con ngòi rộng, để dân mò đem đi đổi gạo của Bà. (Bây giờ vẫn còn, khu vực
đó toàn mảnh sành mảnh bát. Khi nào rảnh mình đi trải nghiệm và chụp ảnh post lên
cho mọi người xem.)
Bà thường xuyên vận chuyển lương thực đem đi
trao đổi, buôn bán, Truyền rằng có một lần bà đi qua La Tỉnh, huyện Tứ Kỳ, (Nay
là Thị trấn Tứ Kỳ) đến bến sông Vạn. Tại đây, xưa có một cái cầu gỗ, lâu ngày
đã hư hại không đi lại được, sông sâu, rộng, nước chẩy xiết. Việc bắc lại cũng
không dễ. Khách qua đường phải lội bùn lầy rồi bơi qua sông, nhiều người ca
thán. Thấy vậy, bà liền cho người mua gỗ lim phiến, đóng 2 con thuyền, lấy hai
người bản xã là Phạm Cân và Đỗ Văn A làm lái đò lâu dài chở khách qua sông. Bến
đò đó là Đò Vạn bêy giờ. Bà lại cho mỗi người 5 mẫu ruộng cạnh ngay tại bến đò để
cày cấy hưởng hoa lợi để chở đò công đức cho dân. Số ruộng đó được chuyển tiếp
cho những người chở đò của những thế hệ sau thừa kế.
Đò Vạn là nơi đi lại của cả dân xã Minh Đức - Tứ kỳ. Nơi có con sông là nhánh sông Luộc, nay là Hệ thống Bắc Hưng Hải phục vụ tưới tiêu cho toàn vùng. Bến đò Vạn tồn tại đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, sau đó họ cho bắc cầu phao qua sông nhưng vẫn tồn tại đò. Năm 2005, Tỉnh Hải dương mở Tỉnh lộ 392 từ Thị trấn Tứ Kỳ đi Ninh giang, và bắc cây cầu bê tông qua con sông này.
Vị trí bến đò Vạn ngày xưa
Khu ruộng Bà Bổi cấp cho những người chở đò.
Và bây giờ được thay bằng Cầu bê tông nhưng vẫn là Cầu Vạn.
Đánh bắt cá dưới chân cầu, giáp với bến đò xưa
tài liệu này nói về Bà:
Trả lờiXóahttp://binhlangtk1545.blogspot.com/2017/05/xa-binh-lang-tu-ky-binh-lang-la-mot.html
tài liệu này cũng nhắc đến công tích của bà
Trả lờiXóahttp://khongly172.blogspot.com/2017/03/khong-ly-binh-lang-tu-ky.html
tài liệu này cũng nhắc đến công tích của bà
Trả lờiXóahttp://khongly172.blogspot.com/2017/03/khong-ly-binh-lang-tu-ky.html