Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

CÒN ĐÂU BẾN ĐÒ VẠN CỦA BÀ BỔI LẠNG.....


Bà Bổi Lạng ngày xưa buôn bán trở nên giầu có nhất trong vùng. Bà thường tậu ruộng đất cho dân thuê cầy cấy rẽ để dân có thóc gạo ăn. Mỗi vụ thu hoạch được mùa xong, người dân lại nộp cho bà chút đỉnh để bà lấy vốn để quay vòng buôn bán.

Bà rất trọng những người lao động, làm ăn chân chính. Chuyện kể lại rằng, những năm mất mùa, lụt lội (Thời đó chưa có đê, dân ven sông Thái bình (sông Cái) quanh năm lụt lội.) Bà thường đổi gạo cho dân bằng cách cứ ai mò được giỏ ốc hay giỏ sành thì bà đổi cho 1 đấu gạo có thể nuôi sống cả ngày.  Tương truyền rằng, ngày xưa người ăn, kẻ ở giúp Bà sản xuất lúa gạo và buôn bán rất đông, sau khi ăn cơm xong bà lại  cho người đập vỡ hết bát đĩa và vứt xuống con ngòi rộng, để dân mò đem đi đổi gạo của Bà. (Bây giờ vẫn còn, khu vực đó toàn mảnh sành mảnh bát. Khi nào rảnh mình đi trải nghiệm và chụp ảnh post lên cho mọi người xem.)


Bà thường xuyên vận chuyển lương thực đem đi trao đổi, buôn bán, Truyền rằng có một lần bà đi qua La Tỉnh, huyện Tứ Kỳ, (Nay là Thị trấn Tứ Kỳ) đến bến sông Vạn. Tại đây, xưa có một cái cầu gỗ, lâu ngày đã hư hại không đi lại được, sông sâu, rộng, nước chẩy xiết. Việc bắc lại cũng không dễ. Khách qua đường phải lội bùn lầy rồi bơi qua sông, nhiều người ca thán. Thấy vậy, bà liền cho người mua gỗ lim phiến, đóng 2 con thuyền, lấy hai người bản xã là Phạm Cân và Đỗ Văn A làm lái đò lâu dài chở khách qua sông. Bến đò đó là Đò Vạn bêy giờ. Bà lại cho mỗi người 5 mẫu ruộng cạnh ngay tại bến đò để cày cấy hưởng hoa lợi để chở đò công đức cho dân. Số ruộng đó được chuyển tiếp cho những người chở đò của những thế hệ sau thừa kế. 

Đò Vạn là nơi đi lại của cả dân xã Minh Đức - Tứ kỳ. Nơi có con sông là nhánh sông Luộc, nay là Hệ thống Bắc Hưng Hải phục vụ tưới tiêu cho toàn vùng. Bến đò Vạn tồn tại đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, sau đó họ cho bắc cầu phao qua sông nhưng vẫn tồn tại đò. Năm 2005, Tỉnh Hải dương mở Tỉnh lộ 392 từ Thị trấn Tứ Kỳ đi Ninh giang, và bắc cây cầu bê tông qua con sông này.






Vị trí bến đò Vạn ngày xưa


Khu ruộng Bà Bổi cấp cho những  người chở đò.





Và bây giờ được thay bằng Cầu bê tông nhưng vẫn là Cầu Vạn.



Đánh bắt cá dưới chân cầu, giáp với bến đò xưa



Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

ĐI TÌM DI TÍCH BÀ BỔI LẠNG CÒN SÓT LẠI TẠI CÁC ĐẠI PHƯƠNG


1) CẦU ĐÁ TAI MÈO TẠI LÀNG VỰC - XÃ TỨ XUYÊN - H.TỨ KỲ- T.HẢI DƯƠNG

a) Quang cảnh chung



Nhìn chung trong tất cả khoảng 5 cầu đá do Bà Bổi Lạng xây dựng tại các địa phương trong vùng, thì duy nhất có 1 cái cầu đá tại làng Vực thuộc xã Tứ Xuyên là còn tương đối nguyên vẹn, tuy nhiên hiện nay đã xuống cấp.











Xung quanh cầu  Hoa súng nở đầy sông.





2) CẦU ĐÁ THÁI AN - Thuộc thôn Thái An - Xã Quang Phục.

Đã xuống cấp, dân làm đường vòng quanh cầu, nhưng 1 phần đổ bê tông chèn lên mặt cầu ở hai bên khoảng 4 mét.



Nhưng rất may, dân đã có ý thức bảo tồn di tích này




Mố cầu




NGÀY XƯA, ĐƯỜNG Ở HAI BÊN FĐẦU CẦU ĐỀU CÓ CÁC PHIẾN ĐÁ XANH, BẮC GIỮA. KÍCH THƯỚC 600mmx600mm, KHOẢNG CÁCH CÁC PHIẾN ĐÁ KHOẢN 500mm.

NHƯNG NGÀY NAY, ĐƯỜNG ĐÃ BÊ TÔNG HÓA HẾT, CÓ LẼ HỌ ĐỔ BÊ TÔNG LÊN.

MỎI MẮT KIẾM THÌ THẤY CÒN KHOẢNG MẤY MÉT ĐƯỜNG ĐẤT VÀ CÒN ĐÚNG 2 PHIẾN ĐÁ XANH NHƯ THẾ NÀY ĐÂY:




Ở MỘT BÊN CẦU ĐÁ THÁI AN CÒN TẤM BIA ĐÁ, GHI CÔNG ĐỨC CỦA BÀ BỔI. ĐẾN NAY BIA VẪN CÒN NHƯNG NÉT CHỮ ĐÃ MỜ HẢN.



Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LĂNG BÀ BỔI HIỆN NAY


VỊ TRÍ LĂNG TRÊN BẢN ĐỒ 




TOÀN CẢNH LĂNG


Bà Bổi là con gái dòng họ NGUYỄN TÁ trong làng Lạng Đông. Hiện nay dòng họ Nguyễn Tá ( Đời thứ 16, 17 của cụ)  đã tu sửa phần nào và bao quanh khu vực lăng.


Mới đây, sau một thời gian dài lãng quên, lăng đã được xếp vào di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Tuy  nhiên, theo thời gian, các phần đỉnh lăng và xung quang đang xuống cấp trầm trọng





Trong khu vực Lăng có một cặp Nghê ( Ngày xưa chúng tôi gọi là Chó đá). Giữa đôi Nghê là bàn cờ  (sập) bằng đá xanh rất đẹp, có trang trí xung quanh. Nhưng hiện nay không còn và người ta đắp dựng vá bằng bê tông.

Ngoài ra trong khu vực lăng còn có tháp văn hình tứ trụ, nóc long đình, ghi nguồn gốc và công đức của cụ. Tương truyền  văn bia này do Thám hoa Nguyễn Quý Đức người làng Đại Mỗ, huyện Từ Liêm soạn vào năm Vĩnh Thịnh (1720).



Mặt trước văn bia


Và mặt bên văn bia ghi bằng hán tự.


Di tích Lăng bà Bổi hiện nay đã xuống cấp, Nhân dân địa phương rất cần sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, bảo tàng ... nghiên cứu, vận động, đóng góp, xây dựng để góp phần tôn tạo lịch sử và văn hóa vùng quê nghèo hẻo lánh.